Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ

(Dân trí) - Bức ảnh người mẹ áo cũ sờn đứng bên đứa con trai mặc vest bảnh bao trong ngày anh bảo vệ đồ án tốt nghiệp, cả hai đều nở nụ cười hạnh phúc.

Cầu Rồng Đà Nẵng đoạt giải thưởng quốc tế tại Mỹ

 


Cầu Rồng về đêm, ảnh chụp từ phía tây sông Hàn. Ảnh do công ty ASA cung cấp

Vào các tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, cầu Rồng sẽ phun lửa. Trong ảnh là cảnh phun lửa - Ảnh: Đ.Nam

Một góc ảnh chụp thân cầu Rồng - Ảnh Đ.Nam

Cầu Rồng về chiều - Ảnh do công ty ASA cung cấp

Cầu Rồng thân màu ngọc bích phun nước - Ảnh do công ty ASA cung cấp

Cầu Rồng thân màu vàng óng phun nước - Ảnh do công ty ASA cung cấp

 
Cầu Rồng chuyển qua nhiều sắc màu trong đêm - Ảnh do công ty ASA cung cấp

Cầu Rồng chuyển qua nhiều sắc màu trong đêm - Ảnh do công ty ASA cung cấp

Cầu Rồng chuyển qua nhiều sắc màu trong đêm - Ảnh do công ty ASA cung cấp

Yêu cầu “bốn không” phi lý của Trung Quốc

 

Những người tôn trọng sự thật lịch sử và yêu chuộng hòa bình chờ đợi một động thái tích cực từ Trung Quốc qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, nhưng cuối cùng, vẫn không được như kỳ vọng.



Chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc và quốc tế. Những người tôn trọng sự thật lịch sử và yêu chuộng hòa bình chờ đợi một động thái tích cực từ Trung Quốc qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, nhưng cuối cùng, vẫn không được như kỳ vọng. Điều rõ ràng nhất là không có tuyên bố rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam từ chính ông Dương Khiết Trì.

Không những thế, báo chí Trung Quốc đã xuyên tạc về thông tin cuộc gặp của hai bên. Điển hình là Tân Hoa xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, còn có bài đưa ra những yêu cầu phi lý đối với Việt Nam. Theo Tân Hoa xã, nội dung “4 không” gồm: Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; không được phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Rõ ràng là Trung Quốc vẫn không hề có sự thay đổi nào sau khi dư luận quốc tế đồng loạt lên án hành vi gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu, kể cả tàu chiến, vào vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 vừa qua.


Sự thiếu thiện chí của Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ, trong khi ông Dương Khiết Trì đang ở Việt Nam tham dự cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung và trao đổi vấn đề ''dầu sôi lửa bỏng'' ở Biển Đông, thì Trung Quốc tiếp tục di chuyển thêm một giàn khoan trên Biển Đông.

Còn Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Mã Chấn Cương lại đổi trắng thay đen khi phát biểu tại “Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba”, do Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh chủ trì, mà Trung Quốc muốn thông qua diễn đàn này để tăng cường sức mạnh ngoại giao nhân dân, hôm 21/6 rằng: Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hầu như đồng thời lần lượt “tranh chấp” với Trung Quốc trong vấn đề “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Biển Đông, đảo Senkaku. Theo đó Mã Chấn Cương cho rằng, điều này rất khó tin là “kẻ xúi giục đằng sau không phải là Mỹ”, mà điều này “thể hiện rõ hơn sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4/2014”.

Trên thực tế, các hành động cướp biển, khủng bố, thực dân… trên Biển Đông mà Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines lại là một hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng, xâm phạm nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.

Nhưng chính tại diễn đàn này, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley đã trực tiếp lên tiếng phê phán Trung Quốc, cho rằng: “Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên sẽ nghi ngờ ý đồ muốn xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc, cho dù Trung Quốc đưa ra giải thích của mình”. Ông Stephen Hadley tuyên bố: Người nào nói “Mỹ đang cùng các nước láng giềng của Trung Quốc gây phiền phức cho Trung Quốc là có ý đồ (đen tối)”.

Các bài học lịch sử cho thấy, phải biết lắng nghe những gì ẩn đằng sau những lời Trung Quốc nói, đừng cả tin, đừng mơ hồ, hãy lắng nghe một cách có hiểu biết và hãy nhìn vào những hành động thực tế của Trung Quốc để biết và ứng xử cho đúng với Trung Quốc.
Theo Nguyễn Chiến
Chính phủ

TÔN GIÁO TRONG CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH


GÓP PHẦN NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN
LỢI DỤNG TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
                                    PHÙNG DUY HIỂN*
 Chúng ta đều biết rằng, “Diễn biến hoà bình” là chiến lược chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ nhằm mục đích gây rối, phá hoại, lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa mà không cần dùng lực lượng vũ trang xâm lược từ bên ngoài. Để đạt được mục đích, các thế lực đã tiến hành chống phá trên tất cả các mặt, trong đó đặc biệt tập trung lợi dụng vấn đề tôn giáo - chúng xác định đây chính là yếu tố cơ bản nhất để bẻ gẫy xương sống của chủ nghĩa cộng sản, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nhận diện việc lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đối với cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Bài viết này đề cập một số âm mưu và thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động nhằm góp phần nâng cao nhận thức, cảnh giác cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” hiện nay.
Năm 1975, Thomas Polga - đại sứ Mỹ tại Sài Gòn (thuộc CIA ở Việt Nam) đã nói trước khi Mỹ rút khỏi Sài Gòn rằng: “Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với Cộng sản, chủ yếu là tôn giáo”[1]. Thực tiễn đã chứng minh, Mỹ và các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách can thiệp đời sống tôn giáo ở Việt Nam lúc ngấm ngầm, lúc công khai. Đặc biệt, những năm gần đây, các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo đang dựa vào công cuộc đổi mới, mở rộng dân chủ của Đảng, Nhà nước để thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình" theo kịch bản của những thế lực thù địch ở nước ngoài. Do vậy, có lúc bề ngoài thì chúng thừa nhận, tranh thủ chính quyền, nhưng thực chất chúng lại ngấm ngầm xúc tiến những bước đi, toan tính việc chống lại chính quyền cách mạng. Có lúc,  người ta đã lầm tưởng rằng, các đối tượng chống đối đã thay đổi thái độ chính trị; tuy nhiên, sự thực hoàn toàn khác, khi đã tạo được một “vốn liếng” nhất định và có điều kiện, thời cơ thì chúng lại quay sang chống cách mạng rất quyết liệt dưới các chiêu bài đòi "tự do tôn giáo", "vì lợi ích của giáo hội". Điều đáng chú ý là, mọi hoạt động chống đối cách mạng của chúng đều đã toan tính nhằm "tôn giáo hoá", "quần chúng hoá" và "quốc tế hoá", làm phức tạp tình hình trong nước, mở đường cho sự can thiệp ngày càng sâu của các thế lực phản động nước ngoài.
Xét riêng về khía cạnh lợi dụng tôn giáo, chúng ta có thể nhận thấy, âm mưu của các thế lực chống đối, thế lực thù địch phản động rất nham hiểm và phức tạp. Dương chiêu bài đấu tranh đòi "tự do tôn giáo" để phụ hoạ với các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch nước ngoài chống Nhà nước Việt Nam; tạo ra sự nghi ngờ, gây nên sự bất mãn trong chức sắc, quần chúng tín đồ và tổ chức giáo hội đối với Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Cổ xúy cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật hòng lấn lướt chính quyền để từng bước vô hiệu hoá chức năng quản lý Nhà nước đối với tôn giáo; đẩy chính quyền địa phương vào “sự đã rồi buộc phải thừa nhận”; khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì chúng lại kích động quần chúng tín đồ ra đối đầu với cán bộ cơ sở. Núp dưới danh nghĩa vì lợi ích của giáo hội để đấu tranh đòi yêu sách và kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền; qua đó, gây ra các các điểm nóng làm mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, xã hội để  phát triển lực lượng, bành trướng thế lực của giáo hội; đồng thời, khống chế, nắm giữ quần chúng tín đồ và tách họ khỏi ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở. Trực tiếp hoặc gián tiếp kích động quần chúng tín đồ tiến hành gây rối, biến điểm nóng thành bạo động chính trị, lật đổ chính quyền, hoặc ủng hộ những nhân vật đối lập trong các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu để loại bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam,...
Từ những mưu đồ có chủ định và toan tính có mục đích, các thế lực thù địch đã mền dẽo, khôn khéo, sử dụng các thủ đoạn khó lường và nham hiểm. Song tựu chung lại, có thể vạch rõ một số thủ đoạn chúng thường sử dụng để chống phá cách mạng như sau:
Thứ nhất, chúng lợi dụng niềm tin tôn giáo của quần chúng tín đồ để hướng họ vào các hoạt động chống đối cách mạng. Chúng dương các chiêu bài "tự do tôn giáo", "vì lợi ích của giáo hội", "bảo vệ đạo pháp", "bảo vệ chức sắc" để lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chống đối cách mạng như biểu tình, gây rối, tham gia bạo động chính trị. Đồng thời, biến họ thành những tấm lá chắn để bảo vệ chúng trước sự đấu tranh xử lý của cơ quan chức thực thi pháp luật. Mặt khác, chúng tăng cường sinh hoạt tôn giáo, củng cố đức tin, nắm quần chúng tín đồ. Tách họ ra khỏi ảnh hưởng của Đảng, chính quyền địa phương và dần dần làm cho họ trở thành lực lượng chính trị đối trọng.
Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay, Tây Nguyên đã xảy ra 8 vụ bạo loạn chính trị (ngoài 2 vụ 2/2001 và 4/2004 còn 6 vụ khác, mỗi vụ có 2.000 người tham gia, chủ yếu gắn với đạo “Tin Lành Đêga”. Trong thời gian từ ngày 30/4 đến 6/5/2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên) đã có hàng nghìn người dân tộc Mông nghe theo kẻ xấu, đến tụ tập dựng lán trại để cầu nguyện, đón vua Mông với mục đích thành lập “vương quốc Mông”, gắn với tổ chức phản động lợi dụng “Tin lành Vàng Chứ”.
 Ngày 01/7/2012, tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, ông Phạm Thế Trận - một tín đồ công giáo dưới sự chỉ đạo của một số tổ chức phản động đã vận động tín đồ địa phương chống đối chính quyền, làm cho tình hình tôn giáo phức tạp đã gây ảnh hưởng xấu đối với sự bình yên của nhân dân, đối với khối đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 22-5-2013, linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) tổ chức cho hàng trăm giáo dân ở nhiều địa phương về nhà  thờ họ Trại Gáo cầu nguyện cho các bị cáo trong vụ án Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn phạm tội hoạt động chống phá chính quyền. Sự việc được các thế lực hậu thuẫn trên nhiều phương diện, kết quả kéo theo hàng trăm giáo dân quá khích, gây rối, chống đối chính quyền trong nhiều ngày, làm phức tạp tình hình an ninh, chính trị trong vùng.
Thứ hai, lợi dụng tổ chức giáo hội, biến nó trở thành công cụ thực hiện âm mưu và hoạt động chống đối cách mạng. Với các tổ chức giáo hội hợp pháp thì chúng tìm cách thao túng, lũng đoạn, thâu tóm quyền lực và hướng lái nó đi chệch đường lối tiến bộ đã được xác định. Dưới danh nghĩa giáo hội để đấu tranh đòi yêu sách và xúc tiến những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Mặt khác, chúng tìm cách phục hồi những tổ chức giáo hội cũ, thành lập tổ chức giáo hội mới đối lập để thực hiện mưu đồ lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng. Thậm chí chúng cấu kết với nhau để hình thành các tổ chức "liên tôn" nhằm có thể lôi kéo đông đảo chức sắc, quần chúng tín đồ ở nhiều tôn giáo khác nhau vào hoạt động chống đối chính quyền.
Ví như, tổ chức được gọi là “Giáo hội Việt Nam thống nhất”, được các thế lực thù địch nước ngoài hỗ trợ đã lợi dụng: “Lễ cầu nguyện thiên niên kỉ “ (từ 8 - 14/2/2001) để thúc đẩy cái gọi là “Liên tôn” giữa Phật giáo, Công giáo và Phật giáo Hoà. Uỷ ban đó có tên gọi là “Uỷ ban liên tôn giáo đấu tranh vì tự do tôn giáo” do hoà thượng Thích Thiện Hạnh làm Chủ tịch, Lê Quang Liêm làm Phó chủ tịch và Linh mục Nguyễn Văn Lý làm Tổng thư kí. Với tổ chức “liên tôn” đó, trong buổi thuyết pháp tại chùa Từ Hiếu (Huế) ngày 16/12/2001, Thích Thái Hoà trắng trợn kêu gọi:“Mỗi tăng ni, phật tử đồng thời phải là nhà chính trị, quân sự, văn hoá giỏi, phải biết tận dụng thời cơ đđẩy nhanh quá trình phục hoạt của Giáo hội Việt Nam thống nhất, lật đđế chế Cộng sản[2]
Thứ ba, chúng lợi dụng quan hệ tôn giáo để móc nối với các thế lực thù địch ở nước ngoài; qua đó, tìm kiếm sự viện trợ về kinh tế, hậu thuẫn về tinh thần, thống nhất đường hướng và "quốc tế hoá" hoạt động chống đối của chúng. Cụ thể, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Mỹ, một số tên phản động trong đạo Cao Đài như Lê Quang Tấn, Lê Ngọc Lượm đã viết và phát tán nhiều tài liệu phản động chống Đảng và Nhà nước, đòi đưa những tên cực đoan lên nắm quyền và phối hợp với số phản động trong Cao Đài hải ngoại đđẩy mạnh hoạt động chống đối.
Thứ tư, chúng triệt để lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng. Mỗi loại hình sinh hoạt tôn giáo chúng đều có cách thức lợi dụng khác nhau. Với hoạt động rao giảng kinh sách, chúng thường lồng vào đó những nội dung phản động để tuyên truyền chống Nhà nước. Chúng lợi dụng hoạt động đào tạo để đưa lực lượng tay sai vào đội lốt hàng chức sắc nhằm dễ bề xúc tiến những hoạt động chống phá cách mạng. Trong các ngày lễ lớn, chúng còn lợi dụng để kích động gây rối, gây bạo động chính trị nhằm lật đổ chính quyền.
Thứ năm, chúng lợi dụng những sơ hở thiếu sót của chính quyền trong việc thực hiện chính sách tôn giáo để chống đối; qua đó, chúng tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để kích động tư tưởng bất mãn, chống đối chính quyền. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tôn giáo trái pháp luật và bành trướng phát triển lực lượng; thu thập cung cấp cho các thế lực thù địch nước ngoài để lấy đó làm bằng chứng nhằm can thiệp công việc nội bộ của Nhà nước ta.
Trong xu hướng phát triển phức tạp của tôn giáo trong nước và sự hậu thuẫn, chống phá của các thế lực phản động ngoài nước - sự dung hợp của những điều kiện bên trong và nhân tố bên ngoài, đã và đang tạo ra môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, phản động chống đối, cụ thể hoá những âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nội dung biện pháp phong phú, linh hoạt trong đó cần tập trung một số biện pháp cụ thể như: Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền chủ trương, chỉnh sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tông giáo theo tinh thần nghị quyết 25[3], đồng thời tuyên truyền cho toàn thể nhân dân cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tông giáo của kẻ thù. Tăng cường năng lực, trách nhiệm đảng bộ, chính quyền các cấp, mà trực tiếp là cán bộ làm công tác dân vận và công tác tôn giáo của các địa phương. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo trên thực tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân vùng đồng bào có đạo. Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tôn giáo chống phá chính quyền cách mạng.
Quân đội ta là một trong những thành tố quan trọng trong hệ thống chính trị, vì vậy đập tan âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ chiến sỹ trong toàn quân. Theo đó, đòi hỏi  mỗi cán bộ, chiến sỹ phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đầu tranh trên mọi mặt trận. Làm tốt công tác công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt đối với những đơn vị đóng quân trong vùng đồng bào dân tộc khó khắn, đồng bào có đạo. Góp phần đập tan âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch hiện nay.
Thế kỷ 21, Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục xác định dân tộc, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền là những vấn đề "đặc biệt được lưu tâm" trong chiến lược "diễn biến hoà bình", theo đó tôn giáo được xem là "ngòi nổ" trong việc châm ngòi cho tình hình bât ổn chính trị nước ta. Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội là lực lượng chủ đạo và nòng cốt. Vì vậy, nâng cao nhận thức, cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" là nhiệm vụ có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.



* Trung uý, Giảng viên Khoa Triết học Mác - Lênin/Trường Đại học Chính trị.
[1] Tập bài giảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Nxb Lý luận chính trị, H. 2004, tr 145
[2] Giáo trình cử nhân chính trị chuyên ngành tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2006, tập.3, tr.53
[3] Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá 9, Nghị quyết số: 25/NQ-TW