Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Mẹ có 3 con làm cảnh sát biển: “Hãy vững vàng, Tổ quốc cần các con!”

(Dân trí) - “Tổ quốc có bình yên thì gia đình mới êm ấm. Mẹ rất mong các con sẽ về thăm mẹ, ăn với mẹ một bữa cơm. Nhưng lúc này đất nước cần các con. Hãy cố gắng hết mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mẹ tự hào về các con nhiều lắm”.

Mẹ có 3 con làm cảnh sát biển: “Hãy vững vàng, Tổ quốc cần các con!”
 Mỗi lần xem tin tức về tình hình biển Đông, mẹ lại nhìn lên những tấm ảnh cưới của các con mà bần thần lo lắng.
Đó là những lời chia sẻ từ mẹ Phan Thị Chung (SN 1949) ở xóm Trung Phú, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An - người mẹ có 3 con trai, con rể đều là Cảnh sát biển, hiện đang công tác tại Vùng II hải quân. Ba người con của mẹ cũng vừa tham gia làm nhiệm vụ tại vùng biển Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Mẹ Chung nghẹn ngào nhớ lại: “Hôm đó thằng Đạt vừa về đến nhà để chuẩn bị cùng gia đình nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thì có lệnh khẩn từ cơ quan yêu cầu lên đường làm nhiệm vụ ngay. Thằng Hùng và thằng Hạnh cũng lên tàu làm nhiệm vụ từ hôm đó. Mãi đến hôm sau khi nghe báo đài đưa tin Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta tôi mới biết các con mình đã lên đường ra Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Khi ấy ai cũng lo lắng, đặc biệt là những lần thấy hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược lao thẳng vào tàu của Kiểm ngư, Cảnh sát biển nước ta”.
Mẹ có 3 con làm cảnh sát biển: “Hãy vững vàng, Tổ quốc cần các con!”
Mỗi lần nhìn vào tấm ảnh đại gia đình sum họp, mẹ lại nhớ các anh da diết. Nhưng lúc nào mẹ cũng động viên các anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Anh Hoàng Quốc Đạt (SN 1975) là con trai cả của mẹ Chung, dưới anh có 4 người em nữa. Mẹ Phan Thị Chung luôn tự hào mỗi khi nhắc về người con trai cả của mình. Từ nhỏ anh Đạt luôn là người con hiền lành, hiếu thảo, học giỏi. “Lúc nhỏ nó luôn mong muốn trở thành một người lính biển, rồi nó thi đậu vào Học viện Hải quân, cả nhà ai cũng mừng. Sau khi hoàn thành các khóa học, nó được biên chế công tác tại Hải đội 201 Vùng II hải quân. Nó công tác tốt nên được đơn vị tặng thưởng bằng khen, chiến sĩ thi đua nhiều lắm…”, mẹ Chung tự hào.
Như một mối duyên với biển, sau đó hai người con gái của bà Chung cũng lần lượt kết duyên cùng hai người lính Cảnh sát biển là anh Lê Xuân Hùng và anh Vũ Đức Hạnh. Họ đều là những đồng chí công tác cùng đơn vị với anh Đạt. Vậy là mẹ có 3 người con đều là Cảnh sát biển, luôn phải công tác xa nhà và không thể thường xuyên về thăm mẹ.
Từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, tình hình biển Đông diễn biến căng thẳng. Các con của mẹ lại lên đường làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Mỗi lần nghe báo đài đưa tin, mẹ lo lắng nhiều lắm nhưng chưa bao giờ mẹ nói điều đó với các con. Mẹ đếm từng ngày, đợi từng giây để được gặp các con.
 Người mẹ tự hào bên bằng khen của con trai.
 Người mẹ tự hào bên bằng khen của con trai.
Có những lần các anh về đất liền do tàu bị hư hỏng, mẹ lại được nói chuyện với các anh dù chỉ qua những cuộc gọi ngắn ngủi. Lần nào mẹ cũng tranh thủ động viên: “Bố mẹ và gia đình vẫn khỏe, bà con trong làng, trong xã đều gửi lời động viên đến các con. Các con hãy vững tay súng, công tác tốt hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bà con mình nơi đây vẫn ngày ngày vươn khơi bám biển, tàu của ông Hùng anh Hải mới về đánh được nhiều cá lắm. Mọi người lúc nào cũng bên các con cả...”.
Mấy hôm trước nghe thông tin phía Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta, mẹ Chung vui lắm: “Trung Quốc rút tàu rồi! Lẽ phải lúc nào cũng đúng. Phía Trung Quốc không thể giữ mãi cái sai trái, ngang ngược như vậy được”.
Những tấm bằng khen của người con trai luôn khiến mẹ tự hào.
Những tấm bằng khen của người con trai luôn khiến mẹ tự hào.
Nhìn vào tấm ảnh chụp chung cả gia đình, người mẹ già ứa nước mắt, nén tiếng thở dài mong các con trở về. Các con lần lượt lập gia đình rồi công tác xa nhà biền biệt, còn lại một mình trong ngôi nhà trống trải, mẹ luôn khao khát cái cảm giác cả gia đình được đoàn tụ nhưng mỗi cuộc điện thoại con gọi về, mẹ vẫn nhắc đi nhắc lại: “Tổ quốc có bình yên thì gia đình mới được êm ấm. Mẹ rất mong các con sẽ về thăm mẹ, ăn với mẹ một bữa cơm. Nhưng lúc này đất nước cần các con. Các con hãy cố gắng hết sức mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mẹ tự hào về các con nhiều lắm”.

Tiếng biển


(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển.

Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết.


Những ngày này trong mỗi người dân Việt.


Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi..
.

Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi.


Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời.


Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
.

Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...


Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi.


Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
.

Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
.

Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...


Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi.


Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
.

Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...


Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi.


Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười.


Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
.

Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...


Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi.


Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người.


Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
.

Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...


Vợ yêu ơi
, anh phải đi trực rồi.

Phút chào nhau nhau tiếng biển bỗng mặn môi.


Chiều nay nhé
, hết ca anh lại hẹn.

Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...

"Chúng ta có chết cũng làm liệt sĩ cho Tổ quốc Việt Nam"

(ĐCSVN) - Thời gian sẽ không bao giờ xóa nhòa được sự tri ân và lòng biết ơn của chúng ta đối với những tấm gương liệt sỹ đã anh dũng ngã xuống, đem máu xương đổi lấy cuộc sống tự do, độc lập cho dân tộc hôm nay.  
 
 Giấy chứng nhận được tặng huy hiệu
 chiến thắng của cô Trương Thị Nhàn

Đó là cảm nhận của chúng tôi khi được nghe cô Trương Thị Nhàn, ở xóm Khả Duy, Mộc Bắc, Duy Tiên (Hà Nam) - nguyên Trung đội trưởng đội nữ dân quân Lam Hạ, Phủ Lý năm xưa, kể về 10 "bông hoa" bất tử - 10 cô gái Lam Hạ. Ngày ấy, các chị đã bảo vệ quê hương đất nước bằng xương máu, cống hiến cả tuổi thanh xuân phơi phới cho cách mạng.
Cô Nhàn bồi hồi nhớ lại: Năm nay gần 70 tuổi rồi, nhưng mỗi khi nhìn thấy những thứ hoa quả “cây nhà, lá vườn” như: Ổi, mía, chuối… là tôi lại hình dung ngay, đây là những thứ hoa trái mà các chị vẫn ăn cùng nhau năm xưa mỗi khi mừng chiến thắng, tiếp sức trong lúc giải lao, hay chỉ bày trên mâm pháo trang hoàng cho những đêm sinh hoạt văn nghệ…
Sự phơi phới cùng khí thế chiến đấu anh dũng chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.  Những cái chết nếu có đến thì đối với các chị cũng chỉ nhẹ như “lông hồng”. Máy bay Mỹ có gầm rú thì “chúng mày chỉ như lũ quạ đen đáng ghét, hay bắt gà con mà thôi. Việc bay của chúng mày, còn việc bắn của chúng tao...” - đó là lời của cô Trương Thị Nhàn – Trung đội trưởng đội nữ dân quân Lam Hạ năm xưa, khi kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cách đây 48 năm mà cô tưởng như mới ngày hôm qua.
Tay chuốt những nếp nhăn trên tấm dù chiến lợi phẩm làm kỉ vật cho phẳng phiu, cô Nhàn kể: Ngày ấy, ở trận địa pháo Lam Hạ có 2 trung đội nữ, 1 trung đội làm nhiệm vụ hậu cần, 1 trung đội chiến đấu. Cô nằm trong trung đội chiến đấu.
 
Cô vẫn nhớ như in ngày hôm đó là buổi sáng 1/10/1966, khoảng 6h15, có hai máy bay trinh sát từ hướng 14 (hướng thị trấn Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam) bay vào Phủ Lý do thám. Chỉ ít phút sau, lũ máy bay ở đâu bất ngờ kéo đến ùn ùn, với nhiều tốp, nhiều hướng. Tiếng phi cơ rít lên rung chuyển đất trời. Chúng hướng mục tiêu vào trận địa pháo Lam Hạ và cầu Phủ Lý.
 
 
Trung đội trưởng nữ dân quân Lam Hạ năm xưa cho tác giả
 xem mảnh dù kỉ niệm ngày bắn hạ máy bay Mỹ
 
Ngay sau đó, một trận quyết tử không cân sức đã diễn ra. Các chiến sĩ trong trận địa pháo Lam Hạ chỉ biết “ngắm và bắn!”. Trận không kích này diễn ra làm 3 đợt, nhưng đợt 3 là dữ dội nhất, vì gặp sự đáp trả quyết liệt của pháo phòng không và cao xạ của ta. Lũ máy bay gầm rú lên như những con thú điên. Chúng uốn lượn, vòng đảo né đạn rồi trút bom như mưa, tháo chạy thoát thân ra khỏi vòng vây hỏa lực của ta.
Trong đợt tấn công thứ 3 này, 6 chị hy sinh tại trận. Thi thể các chị bị bom xé nát văng khắp nơi. Các mâm pháo nhuộm một màu của máu. "Cứ nhắc đến các chị em đã mất trong trận chiến hôm ấy, tôi mất hàng tuần không ngủ được, vì hình ảnh các bạn cứ hiển hiện về trong đầu...". Kể đến đây, cô Nhàn giàn giụa nước mắt.
Khi được chúng tôi gợi thêm về tinh thần quả cảm của các chị thời ấy, mắt cô sáng lên: “Không biết sống chết thế nào,  nhưng vui lắm, vì đa số các chị em ở độ tuổi đôi mươi, yêu đời, chẳng biết sợ là gì cả... Lúc bấy giờ, ai cũng chỉ nghĩ đến hai tiếng thiêng liêng “Hòa bình”. Các chị đều nghĩ: "Phái nam họ ra trận cả rồi, tại sao chị em mình không đánh giặc được. Chúng ta có chết cũng làm liệt sĩ cho Tổ quốc Việt Nam mình". 
Các chị cũng đo đạc, cũng lên đạn, cũng ngắm bắn như ai. Không hiểu sao lúc ấy, ai cũng khỏe, mặc dù vẫn ăn đói, nhịn khát, thân hình mảnh mai đào tơ là vậy, mà vẫn vác hòm đạn pháo trăm cân chạy rầm rầm.
Công lao của các chị, các cô lớn như trời biển. Lòng đất Mẹ Tổ quốc ngày đêm vẫn ôm ấp các chị như những đứa con yêu. Những trang sử hào hùng hôm nay được các chị viết lên bằng máu. Các chị vẫn sống mãi trong những lời ca, tiếng hát... Các chị là những con người bất tử! 

 
 Danh sách 10 cô gái Lam Hạ tại khu  tưởng
 niệm Đình Tràng, Lam Hạ, Phủ Lý (Hà Nam).

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - từ chính sách đến thực tiễn

(ĐCSVN) - Tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc.Trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng Minh ngày 18-11-1930, Đảng ta đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng: “... phải lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của quần chúng...”. Chính sách này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 3-9-1945: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”, coi đó là một trong sáu nhiệm vụ của Nhà nước non trẻ. Hay trong lời kết thúc buổi ra mắt vào ngày 3-3-1951, Đảng Lao động Việt Nam đã tuyên bố: “... vấn đề tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người”. Ngày 14-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 234-SL ban hành chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi rõ: “Việc tự do tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền Dân chủ Cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện”.
Ngay trong năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mặc dù phải lo đối phó với cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến nhu cầu tâm linh của nhân dân. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tôn giáo theo Sắc lệnh 234.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 11-11-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 297-CP về “Một số chính sách đối với tôn giáo” trong đó nêu lên 5 nguyên tắc về tự do tôn giáo. Để đáp ứng với yêu cầu của quá trình đổi mới, ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 59-HĐBT “Quy định về các hoạt động tôn giáo”. Nghị định 59 là văn bản mang tính pháp quy, là sự kế thừa thực tiễn của quá trình thực hiện công cuộc đổi mới. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, đổi mới về nhận thức và thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân; qua đó, đã phát huy được năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào theo tôn giáo, góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội trên cơ sở ổn định chính trị.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện. Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về công tác tôn giáo trong tình hình mới, ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Sau gần 10 thực hiện Nghị quyết 24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TƯ ngày 02-7-1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003), quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, một văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng ta trên lĩnh vực tôn giáo, đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) đã khái quát: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng, Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”.
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: “Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng” (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản đó, Điều 80 Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tại Điều 24, Hiến pháp mới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua sáng 28/11/2013, đã quy định rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật...”
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18-6-2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004. 
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày. 
Tại Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II cho thấy một minh chứng đó là: Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như:  ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay, Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
 
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Nghị định 
số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1-1-2013 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật...”.
Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII./.

Sức sống của Học thuyết Mác


 
C.Mác (Ảnh: qdnd.vn) 

Cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, năm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 196 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2014) - một vĩ nhân, nhà bác học thiên tài, người chiến sĩ Cộng sản lỗi lạc, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế, trong không khí cả nước tưng bừng, phấn khởi kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
Sự cảm nhận niềm vui chiến thắng sẽ trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn; niềm vinh dự, tự hào sẽ lớn hơn nếu chúng ta có thêm nhận thức, hiểu biết về cội nguồn chiến thắng mà dân tộc ta làm nên trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.
Đúng vậy! Hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ ngày chủ nghĩa Mác còn là “một bóng ma ám ảnh châu Âu”, nó đã trở thành học thuyết thống trị phong trào công nhân quốc tế vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Với bản chất khoa học và cách mạng, học thuyết Mác đã làm thay đổi căn bản quan niệm của loài người về quá trình vận động, phát triển của lịch sử và vai trò cải tạo thế giới của con người, đồng thời phát hiện những qui luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử và xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa Mác đã trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học- hạt nhân lý luận của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, giúp họ không chỉ nhận thức mà còn cải tạo thế giới, thực hiện tiến bộ xã hội.
Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đã trở thành khoa học. Lần đầu tiên, giai cấp vô sản có một lý luận khoa học, cách mạng soi sáng, dẫn đường. Đảng Cộng sản - Bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp vô sản đã ra đời, là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận khoa học và phong trào công nhân. Điểm vượt trội của học thuyết Mác so với mọi học thuyết là ở chỗ: Nó là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, lực lượng, cách thức, hình thức, phương pháp đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại.
Năm tháng đi qua, nhưng giá trị của chủ nghĩa nhân đạo, của quan niệm duy vật về lịch sử và phép biện chứng duy vật - linh hồn của chủ nghĩa Mác, là những giá trị vĩnh hằng, sống mãi. Các trào lưu, trường phái khác có thể sẽ đưa ra những học thuyết mới với những kiến giải mới dưới nhiều màu sắc, quan điểm, lập trường khác nhau, song suy xét đến cùng, chỉ có học thuyết Mác là khoa học và cách mạng, vì con người, vì sự công bằng, tiến bộ xã hội. Lập trường thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của nó luôn đứng vững trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tôn trọng các quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mà còn chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của học thuyết Mác. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội mới đã được thiết lập trên diện tích 1/6 trái đất. Sau Thế chiến thứ 2, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời; qua thăng trầm lịch sử, đã và đang tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình như là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử không thể đảo ngược.
Với những khuyết tật của một mô hình chủ nghĩa xã hội và những sai lầm do chủ quan, duy ý chí của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản ở Đông Âu, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này đã bị sụp đổ, làm cho chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào. Chính điều đó khẳng định rõ rằng, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bất kể Đảng Cộng sản nào, nếu vi phạm thô bạo những nguyên tắc mácxít-lêninnít, làm trái quy luật khách quan, mắc “bệnh” chủ quan duy ý chí trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì tất yếu, Đảng Cộng sản ấy mất vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước đó bị sụp đổ, nhân dân lao động rơi vào cảnh lầm than; chiến tranh, xung đột vũ trang, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc... là không thể tránh khỏi.
Lý luận và thực tiễn cách mạng thế giới chỉ ra rằng, sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, tính chất thời đại đã thay đổi mang tính bước ngoặt. Điều đó vừa đặt ra những thời cơ, vận hội đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội, vừa đặt ra những khó khăn, thách thức mới đối với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và chính nó đòi hỏi những người Cộng sản phải xác định đúng đắn con đường, biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn, thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đối với Việt Nam, trước cảnh nước mất nhà tan và cuộc khủng hoảng đường lối chính trị, cũng như con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã lâm vào tình cảnh bế tắc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước từ tháng 6/1911. Qua 10 năm bôn ba, làm nhiều nghề để sinh sống và đi đến nhiều nước phát triển, Người đã không choáng ngợp trước sự giàu có của chủ nghĩa tư bản, mà ngược lại, đã tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân lao động, những khuyết tật, bất công của giai cấp bóc lột và bản chất “thiếu nhân đạo” của chủ nghĩa tư bản; hiểu thấu đáo như thế nào là “tự do, bình đẳng, bác ái”. Người khẳng định: Giai cấp tư sản không phải là người bạn của giai cấp vô sản và chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người; nếu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì không thể cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi áp bức, bất công. Vì vậy, Người đã tin tưởng và đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, đi theo V.I.Lênin vĩ đại, coi Cách mạng tháng Mười Nga và học thuyết Mác- Lênin là chân lý và là con đường duy nhất đúng đắn để giúp đồng bào ta đấu tranh, giành lại độc lập, tự do.
Rõ ràng, chủ nghĩa Mác- Lênin thật sự là “chiếc cẩm nang thần kỳ”, đã giải đáp trúng, rõ ràng những vấn đề mà bấy lâu Người trăn trở, tìm kiếm, giúp Người tìm thấy con đường đấu tranh và tất yếu giành thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác- Lênin đã ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Người khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người dân lao động trên thế giới khỏi thân phận nô lệ, lầm than; mới đưa họ trở thành chủ nhân của chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Người ra sức đấu tranh, bảo vệ, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; vạch con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Thắng lợi của việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, của Cách mạng tháng Tám, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc chống Mỹ xâm lược cũng như những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới gần 30 năm qua, trước hết là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là điều minh chứng sinh động nhất, thuyết phục nhất về sức sống trường tồn của một học thuyết khoa học, cách mạng; về cội nguồn chiến thắng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Trước đây cũng như hiện nay, kẻ thù “lớn nhỏ” của chủ nghĩa Mác đã, đang và sẽ tiếp tục dùng nhiều thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt, kể cả “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để công kích, bài xích, xuyên tạc nhằm “hạ bệ” chủ nghĩa Mác. Làm việc đó, chính họ đã bộc lộ sự sợ hãi, thừa nhận sự yếu thế và hoảng loạn về tinh thần và trên thực tế, là thừa nhận sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác.
Trước sự vận động, biến đổi phức tạp của thời cuộc; thời cơ, vận hội đan xen với các nguy cơ, thách thức, hàng loạt vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội… đang đặt ra bức xúc, đòi hỏi Đảng ta phải làm sáng tỏ về mặt lý luận - thực tiễn nhiều vấn đề để phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Một trong những giải pháp mang tính nguyên tắc không được mắc sai lầm là nhận thức đúng và tìm kiếm những lời giải đáp khôn ngoan, hiệu quả từ sự nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, đặc biệt là phép biện chứng duy vật khoa học, cách mạng; kiên định quan điểm, lập trường: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Đồng thời, góp phần tích cực vào việc giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác tổng kết lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 - 2016), làm cơ sở để soạn thảo, đóng góp ý kiến vào các văn kiện đại hội Đảng các cấp và chuẩn bị văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X tới đây./.

                  
(Theo qdnd.vn)

Đại sứ Việt Nam tại Australia phản bác luận điểm sai trái của Trung Quốc


 
Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị.
 (Ảnh: TTXVN)
 

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tờ “The Australian” số ra ngày 17/6 đăng bài của Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị với tiêu đề “Luật biển và giới hạn hành xử của các nước”.
Bài viết khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam là một hành động khiêu khích và tiếp tục leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam được ấn định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, và vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002, đe dọa tự do hàng hải, hòa bình và an ninh khu vực.
Viện dẫn những quy định được ghi trong UNCLOS mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, Đại sứ Lương Thanh Nghị nêu rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực cách đường cơ sở của Việt Nam từ 120 đến 150 hải lý rõ ràng đã vi phạm quyền lợi hợp pháp của Việt Nam và bất chấp luật pháp quốc tế. Trung Quốc cho rằng khu vực hạ đặt giàn khoan nằm trong vùng tiếp giáp của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc quản lý, chỉ cách đảo Tri Tôn 17 hải lý. Tuy nhiên, Trung Quốc cố tình lờ đi 3 thực tế quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đáng tin cậy và cơ sở pháp lý vững chắc về sự quản lý liên tục, có hiệu quả đối với Hoàng Sa bởi các chính quyền Việt Nam ít nhất từ thế kỷ 17. Thứ hai, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực vào năm 1974. Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc và liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa. Thứ ba, yêu sách về “quyền lịch sử” không phù hợp với các quy định của UNCLOS. Đại sứ khẳng định lý lẽ bào chữa của Trung Quốc đối với vụ việc Hải Dương-981 là không đáng tin cậy cả trên thực tế và pháp lý. 

Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng lên án những hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay, như cố tình đâm và bắn vòi rồng công suất lớn vào các tàu dân sự Việt Nam, cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Theo Đại sứ, những hành động như vậy là không thể chấp nhận được và vi phạm các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi của quan hệ quốc tế hiện đại. 

Đại sứ Lương Thanh Nghị nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn hợp tác cùng Trung Quốc để giải quyết hòa bình và công bằng các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế./.