Như
chúng ta đã biết, triết học Mác- Lênin là học thuyết về sự phát triển phổ biến
và toàn diện nhất về tự nhiên, xã hội và con người.Triết học đó có quá trình
phát triển và tất nhiên ngày nay có nhu cầu phát triển hơn nữa từ những tác
động sâu sắc của thực tiễn xã hội và cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận về thế
giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan.
Một trong những khuynh hướng và vấn đề quan trọng nhất đó là triết học về con người. Trên nền tảng của quan niện duy vật và biện chứng Mác đã phát minh ra học thuyết duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản nhất là lý luận về hình thái kinh tế xã hội và vai trò con người đối với lịch sử. Mặc dù ngay từ đầu Mác đã đề cập khá nhiều vấn đề về con người, lấy con người hoạt động thực tiễn trong tổng hòa quan hệ với tự nhiên và xã hội, làm điểm xuất phát cho triết học của mình. Nhưng nhìn chung ông đi sâu vào nghiên cứu hệ thống xã hội mà ít có dịp nghiên cứu có hệ thống như một học thuyết lớn, cũng tức là ít có chuyên luận riêng đồ sộ về vấn đề này. Tuy thế vấn đề con người xã hội, bản chất xã hội của con người vẫn được Mác nghiên cứu, trình khá sâu sắc còn con người vô thức, tâm linh, con người tự nhiên thì quả là còn trống.
Một trong những khuynh hướng và vấn đề quan trọng nhất đó là triết học về con người. Trên nền tảng của quan niện duy vật và biện chứng Mác đã phát minh ra học thuyết duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản nhất là lý luận về hình thái kinh tế xã hội và vai trò con người đối với lịch sử. Mặc dù ngay từ đầu Mác đã đề cập khá nhiều vấn đề về con người, lấy con người hoạt động thực tiễn trong tổng hòa quan hệ với tự nhiên và xã hội, làm điểm xuất phát cho triết học của mình. Nhưng nhìn chung ông đi sâu vào nghiên cứu hệ thống xã hội mà ít có dịp nghiên cứu có hệ thống như một học thuyết lớn, cũng tức là ít có chuyên luận riêng đồ sộ về vấn đề này. Tuy thế vấn đề con người xã hội, bản chất xã hội của con người vẫn được Mác nghiên cứu, trình khá sâu sắc còn con người vô thức, tâm linh, con người tự nhiên thì quả là còn trống.
Chủ
nghĩa Mác đã phân tích con người về mặt chính trị, mặt tinh thần, nhất là mặt
kinh tế. Các nhà kinh điển đã phát hiện và làm rõ sự hình thành và phát triển
của con người và loài người chủ yếu từ lao động sản xuất xã hội; đồng thời cũng
soi sáng phân tích mặt tự nhiên, huyết thống, nhân chủng đối với sự hình thành
ấy của con người. Nhưng dù sao khi C.Mác nghiên cứu con người xã hội đã quan niệm
rằng con người là gia đình, là xã hội, là nhà nước và các hoàn cảnh xã hội nên
đã làm rõ cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển con người là một bước
tiến xa so với những tác giả đương thời.
Trước
Mác, các nhà triết học thường chỉ nghiên cứu làm rõ mặt nhân bản, tự nhiên, mặt
đạo đức, mặt nội tâm của con người trong quan hệ với vũ trụ, như trong đạo
Phật, đạo Lão, đạo Khổng. Ở đây có nhiều hạt nhân hợp lý cần nghiên cứu kế
thừa.
Triết
học tư sản hiện đại, một mặt tiếp tục nghiên cứu khuynh hướng triết học khoa
học, hướng ngoại, thì mặt khác lại đi vào nghiên cứu triết học nhân bản, phi
duy lý, mang tính hướng nội dù có mặt duy tâm nhưng đã có bước tiến là đi sâu vào
nghiên cứu con người vô thức, tâm linh. Đó là chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa Hiện
sinh, thượng và hạ, đặc biệt là nhân loại học triết học. Các khuynh hướng của
chủ nghĩa nhân bản nói trên dù sao cũng đã nêu lên được những vấn đề cụ thể
trong đời sống nội tâm của con người như kết cấu nhân cách, vấn đề vô thức,
trực gíc, nhưng yếu tố tâm lý, tâm linh, những trạng thái tâm lý của cái tôi
(vui, buồn, cười khóc, cô đơn, buồn phiền, thất vọng…), vấn đề sinh mệnh.Trong
chiều sâu bản thể, nhất là khi cái tôi trong xã hội tư bản chủ nghĩa rơi vào
khủng hoảng, bế tắc. Riêng nhân loại học triết học đã cố gắng đưa ra đối tượng
của mình như là sự tiếp cận toàn diện đối với con người trong mối liên hệ với
chính mình, với lịch sử, với vũ trụ và Thượng đế. Nhân loại học hay nhân học là
một ngành khoa học được thừa nhận ngày nay, nhưng nhân loại học còn là về
mặt triết học, tức vấn đề thế giới quan. Về mặt triết học, nó bao gồm nhân loại
học sinh vật học, nhân loại học tâm lý, nhân loại học văn hóa. Các nhà nhân
loại học về sau này cũng đã nhận thấy mặt còn hạn chế là vấn đề đặt ra còn mang
tính nhị nguyên, lại chưa chú ý đến mặt xã hội chính trị của con người.
Nhưng cách đặt vấn đề của nhân loại học triết học có khá nhiều mặt cần phải quan
tâm nghiên cứu với tinh thần khách quan biện chứng.
Đúng là nhân loại học đã không chú ý, hoặc lãng tránh vấn
đề xã hội, kinh tế và chính trị của con người, tức là nghiên cứu tính hiện thực
của con người trong kinh tế và chính trị từ xã hội tư bản chủ nghĩa, chứ không
chỉ là mặt sinh vật học và văn hóa.Về mặt này quả là họ không vượt được chủ
nghĩa Mác.
Trước uy tín của chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, cũng
đã có khuynh hướng muốn kết hợp chủ nghĩa Freud, hoặc chủ nghĩ Hiện sinh với
chủ nghĩa Mác.. Tuy có mặt hợp lý nào đó nhưng họ thường nhìn qua lăng kính của
chính chủ nghĩa Freud hay chủ nghĩa Hiện sinh, làm sai lạc quan điểm mác xít về
con người xã hội, nên nhìn chung chưa có bước tiến đáng kể nào.
Khi
phê phán các triết học nhân bản trước đây cũng như triết học tư bản hiện đại,
phê phán phải khách quan, biện chứng, tức là lược bỏ mặt không đúng nhưng phải
kế thừa những nội dung hợp lý, đặt những vấn đề ấy trên miếng đất hiện thực,
khoa học với lập trường duy vật biện chứng và nhân văn, có cách nhìn bao dung,
tìm cái tương đồng ở lòng bác ái, đức từ bi, tính nhân nghĩa, tình thương yêu
nhân loại khổ đau… như Hồ Chí Minh đã sử sự đối với các bậc vĩ nhân, các tôn
giáo. Phê phán chủ nghĩa nhân bản Phơbách như Mác đã làm cũng tức là không gạt
bỏ tính nhân đạo cơ bản, vấn đề triết học con người, cải tạo, phát triển nó,
đối với triết học tư sản ngày nay cũng vậy, không thể từ cực này sang cực khác.
Ngày
nay trong khoa học hiện đại, đặc biệt là các môn cận khoa học, cận hóa học, cận
tâm lý, cận vật lý, cận sinh học, có thể cả tâm linh học, đang cho ta phương
pháp, dữ liệu, thông tin để hiểu sâu sắc về thế giới nội tại của con người,hiểu
bản thể con người theo chiều sâu vũ trụ của nó. Ở đây ta bắt gặp vật lý hiện
đại với đạo học phương Đông, như thuyết đạo học của Lão tử, về chân như của
Phật học, về âm dương, kinh dịch trong nền văn hóa cổ Trung Hoa. Đó là chưa kể
đến thuyết nhân nghĩa, kiêm ái của Khổng Mạnh. Những tư tưởng triết học này đã
ảnh hưởng lâu dài, mạnh mẽ tới tư tưởng và tư duy ở nước ta và các nước phương
Đông.
Một
xu hướng nổi bật hiện nay là phương Đông thì hướng về văn minh kỹ thuật phương
Tây, còn phương Tây lại hướng về văn hóa cổ đại và nhất là triết học phương
Đông. Dù mỗi bên có đặc thù riêng trong phong cách tiếp cận và vấn đề nhưng lại
không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, đặc biệt trên vấn đề nhân bản và nhân
nghĩa, nhân văn, vấn đề con người trong tổng hoà nhân sinh -vũ trụ ở cả chiều
rộng và chiều sâu. Xu hướng tích hợp văn hóa Đông Tây đang thành hiện thực và
rất có triển vọng để tạo nên minh triết mới của thời đại mới trí tuệ và hội
nhập. Nhiều nhà triết học Đông -Tây đang đi theo xu hướng đó đã có nhiều gặt
hái thành công (như công trình Đạo vật lý, Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một
chiến lược giáo dục tương lai). Nhiều vấn đề triết học mới nói chung và triết
học về con người đang đặt ra có tầm thời đại, từ thực tiễn đương đại, từ triết
cổ phương Đông cần được nghiên cứu, giải quyết để thúc đẩy triết học tiến lên,
nhất là triết học Mác..Đó là những cơ hội và vấn đề mà thời Mác, Ănghen, Lênin
chưa có. Hồ Chí Minh cũng là một mẫu hình kết hợp văn hóa Đông Tây và thúc đẩy
cho sự kết hợp đó. Ngày nay một số nước ở châu Á, phương Đông đã thực hiện sự
phát triển kinh tế xã hội bằng sự kết hợp văn hóa, triết lý Đông - Tây rất
thành công.
Việc phát triển triết học hiện đại về con người mà giới
triết học đang quan tâm thì khá nhiều, nhưng chung quy là:hệ con người sinh học
trong sự liên thông với bản thể vũ trụ; vấn đề con người tâm linh, con người
sinh thái, khả năng ngoại cảm, vô hình, năng lực trao đổi thông tin; vấn đề con
người kinh tế với con người chính trị, con người văn hóa, những tiềm năng con
người cần phát triển; vấn đề phát triển nhân cách con người, chỉ số phát triển
người; vấn đề đặc thù và phổ biến trong bản chất, cấu trúc con người; sự tha
hóa, què quặt trong tâm hồn, đạo đức củia con người hiện đại và sự nghiệp giải
phóng con người trong quan hệ với giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Những
vấn đề trên đây có thể gợi mở thêm cho sự tổng hợp, tích hợp triết học về con
người. Mà theo chúng tôi với cách tiếp cận tổng hợp- tích có triển vọng nhất,
khắc phục sự cô lập, chia cắt con người của các khoa học chuyên ngành và tư duy
phân tích, đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn. Chủ nghĩa duy vậy nhân văn như thế
là một bộ phận mới, cơ bản của triết học Mác hiện đại. Vấn đề chủ nghĩa nhân
văn đã được nhiều người nghiên cứu nhưng phải nâng lên tầm một triết học.
Chủ
nghĩa duy vật nhân văn như thế là khác xa với nhân loại học triết học, dù có kế
thừa từ đó cũng như nhiều lý luận nhân bản khác trên nền tảng triết học Mác,
cho nên nó lại có thể mang lại cho chủ nghĩa nhân văn cũ một phương hướng phát
triển mới đúng hơn, Triết học Mác cũng như các khoa học phải có khả năng sinh
thành, phân hóa và tổng hợp mới, tạo ra bộ phận mới, trình độ mới, giai đoạn
mới theo sự phát triển của thực tiễn và lịch sử khoa học. Tất nhiên, triết học
Mác sẽ phát triển ở nhiều phương diện của nó, nhưng theo chúng tôi thì phát
triển triết học về con người là xu hướng và vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất.
Như
thế triết học Mác sẽ hoàn chỉnh ở cả ba bộ phận lớn về vũ trụ, xã hội và con
người, tạo thành một chỉnh thể. Chủ nghĩa duy vật nhân văn là triết học khoa
học toàn diện về con người đang phát triển trong thời đại ngày nay. Đó là cơ sở
triết học trực tiếp cho chiến lược phát triển con người, trước hết ở nước ta,
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đây không phải là vấn đề chữ nghĩa mà là một cách
tư duy triết học tổng hợp - thống nhất khả dĩ cho ta dễ nắm được hệ thống và bản
chất điều muốn diễn đạt./.
Khoa Triết học Mác – Lênin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét